Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Merger anh Acquisition – M&A) ngày càng phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển, tăng trưởng kinh tế.
Mỗi thương vụ M&A sẽ trải qua quy trình gồm nhiều bước thực hiện, từ tiếp cận doanh nghiệp, khảo sát thông tin, xây dựng báo cáo thẩm định, đàm phán và ký kết thương vụ sáp nhập, mua lại cổ phần, hoàn thiện thủ tục pháp lý, tư vấn hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh sau hoàn tất giao dịch M&A.
Với đội ngũ chuyên gia và luật sư thấu hiểu nhu cầu thực tế, quan trọng nhất của bên mua, bên bán trong các giao dịch M&A, PST Lawfirm đã trở thành cây cầu kết nối, hỗ trợ tư vấn pháp lý toàn diện cho doanh nghiệp trong quá trình M&A từ khi chuẩn bị hồ sơ đến khi kết thúc giao dịch.
Phạm vi dịch vụ tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
Bước 1: Khảo sát, tư vấn, điều chỉnh, hoàn thiện hồ sơ nội bộ doanh nghiệp
Tìm hiểu kỹ càng cũng như lập kế hoạch chi tiết để hướng tới giá trị dài hạn trong tương lai.
- Ký cam kết bảo mật thông tin
- Hỗ trợ kiểm tra, rà soát hoạt động tài chính thực tế, hồ sơ thuế, các vấn đề quản trị nội bộ của doanh nghiệp
- Tư vấn việc tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp
- Tư vấn hoàn thiện hệ thống tài chính và hồ sơ pháp lý doanh nghiệp
Bước 2: Thẩm định pháp lý, thẩm định giá doanh nghiệp
Kết quả thẩm định sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về tình hình tài chính, pháp lý, hoạt động kinh doanh, lao động, công nghệ, môi trường, tài sản, sở hữu trí tuệ và các rủi ro tiềm ẩn của đối tượng giao dịch. Những thông tin này là cơ sở để các bên đàm phán, định giá và đưa ra quyết định đầu tư. Các báo cáo thẩm định trong M&A gồm:
- Báo cáo thẩm định pháp lý toàn diện: Đánh giá toàn diện về thành lập và cơ cấu tổ chức, giấy phép và tuân thủ pháp luật, hợp đồng, lao động, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ, tài sản, dự án và các vấn đề pháp lý khác về tranh tụng, tranh chấp.
- Báo cáo thẩm định giá doanh nghiệp: Kiểm tra sự tuân thủ chuẩn mực kế toán, các rủi ro liên quan đến thuế, chuyển nhượng vốn, các khoản vay, tính ổn định luồng tiền, tình hình tài sản, nguồn vốn tại thời điểm thẩm định, khấu hao tài sản và thu hồi công nợ.
Bước 3: Thương thảo, đàm phán và ký kết M&A
Sau khi định giá, các bên sẽ tiến hành đàm phán các điều khoản của thương vụ M&A bao gồm giá mua, các điều khoản thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên và các điều kiện chuyển nhượng.
Bước 4: Hoàn thiện thủ tục pháp lý về M&A tại cơ quan có thẩm quyền
Bước 5: Chuyển giao quyền, nghĩa vụ, quản trị điều hành
Bước 6: Tư vấn, giải quyết các vấn đề phát sinh sau hoàn tất giao dịch M&A
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LUẬT SƯ TRANH TỤNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
20/03/2025
DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ
20/03/2025
LUẬT SƯ THAM GIA TRANH TỤNG TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ, KINH DOANH THƯƠNG MẠI
20/03/2025